Cách xử lý khi động cơ xe hơi quá nhiệt
Động cơ xe hơi quá nhiệt là hiện tượng nhiệt độ động cơ ô tô tăng cao dẫn tới động cơ hoạt động bất thường khiến xe phải dừng để kiểm tra khi tham gia giao thông. Cùng Thiện Auto tìm hiểu cách xử lý đúng khi gặp sự cố động cơ quá nhiệt nhé!
Động cơ xe hơi quá nhiệt là gì?
Động cơ xe hơi quá nhiệt là hiện tượng động cơ ô tô tăng cao bất thường có thể dẫn tới hư hỏng động cơ. Động cơ quá nhiệt có dấu hiệu dễ nhận biết như đèn báo động nhiệt độ động cơ bật sáng, khói trắng bốc ra từ nắp ca-pô và có mùi khét. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới động cơ bị quá nhiệt, nhưng nguyên nhân thường thấy nhất là do thiếu nước làm mát.
Để hạn chế trường hợp này, chủ xe nên quan tâm đến bảo dưỡng xe định kỳ, kiểm tra và châm thêm nước làm mát thường xuyên. Ngoài ra, nếu gặp trường hợp này khi tham gia giao thông, anh em có thể liên hệ Thiện Auto để được hỗ trợ xử lý đúng cách.
Các nguyên nhân dẫn đến động cơ xe hơi quá nhiệt
Theo sách hướng dẫn sử dụng của Suzuki, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự cố động cơ quá nhiệt. Dưới đây chính là 3 nguyên nhân chính mà anh em có thể tham khảo:
Dây đai bơm nước, puli nếu có dấu hiệu hư hỏng và trơn trượt
Điều này gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như bơm nước sẽ quay yếu, làm giảm hiệu suất làm mát và dẫn đến tình trạng nóng động cơ. Bơm nước được dẫn động bởi dây đai, vì vậy việc dây đai trượt ra khỏi rãnh khiến cho dây đai căng – có thể dẫn đến hỏng máy bơm nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rò rỉ nước làm mát.
Nước làm mát bị rò rỉ hoặc thiếu nước làm mát
Nước làm mát có nhiệm vụ chống đông, bảo vệ két nước làm mát khi nhiệt độ xuống thấp, đồng thời tăng điểm sôi của nước, hấp thụ nhiệt sinh ra khi động cơ hoạt động từ đó giúp động cơ hoạt động ổn định hơn. Có nhiều nguyên nhân như rò rỉ ra ngoài, bị lọt vào bên trong buồng đốt hoặc bay hơi do hở nắp két nước do đó dẫn đến thiếu nước làm mát và động cơ xe hơi quá nhiệt.
Các chi tiết máy không hoạt động hoặc gặp vấn đề
Một số chi tiết động cơ có vai trò quan trọng trong việc giúp động cơ hoạt động ổn định và giảm nhiệt động cơ như van hằng nhiệt, hệ thống tản nhiệt, dầu động cơ, quạt gió, bơm nước. Một trong những động cơ này không hoạt động hoặc gặp vấn đề đều là nguyên nhân dẫn tới động cơ xe hơi quá nhiệt.
Tìm hiểu thêm: 7 Nguyên nhân quạt két nước không chạy và cách khắc phục
Cách xử lý khi gặp sự cố động cơ xe hơi quá nhiệt
Dưới đây là các bước xử lý khi gặp sự cố động cơ quá nhiệt được Thiện Auto áp dụng tại gara và được tham khảo từ các nguồn tài liệu uy tín của hãng Suzuki:
Các bước cần làm
Bước 1: Tắt điều hoà không khi (Nếu điều hoà không khí đang bật)
Bước 2: Lái xe đến vùng an toàn, bằng phẳng và đậu xe.
Bước 3: Cho động cơ tiếp tục nổ máy ở tốc độ cầm chừng 2 – 5 phút:
Trường hợp 1: Nếu đèn cảnh báo nước làm mát động cơ cao tắt: Bạn cho đừng nổ máy và ít phút sau có thể tiếp tục hành trình vì nguyên nhân có thể do động cơ xe hơi quá nhiệt tạm thời khi tham gia giao thông ở thời tiết khắc nghiệt.
Trường hợp 2: Nếu đèn cảnh báo nước làm mát động cơ cao không tắt, chủ xe cần tắt máy và lần lượt kiểm tra các bộ phận sau:
– Kiểm tra dây đai bơm nước, puli nếu có dấu hiệu hư hỏng và trơn trượt thì cần sửa chữa ngay.
– Kiểm tra mực nước làm mát: Nước làm mát đạt tiêu chuẩn cần nằm trong khoảng giữa 2 vạch hight – low. Nếu nước ở dưới vạch low, chủ xe cần kiểm tra xem nước làm mát có bị rò rỉ hay không, nếu không rò rỉ chủ xe cần châm thêm nước làm mát và có thể tiếp tục hành trình.
Thông thường, nước làm mát hay bị rò rỉ ở các vị trí như bơm nước, ống dẫn két làm mát. Khi phát hiện rò rỉ chủ xe cần gọi cứu hộ để sửa chữa ngay và không chạy động cơ trước khi xe sửa chữa xong
Lưu ý
– Nếu thấy có hơi nước thoát ra từ nắp capo, chủ xe cần chờ cho động cơ nguội hẳn mới được mở nắp capo. Khi mở nắp capo, nếu vẫn thấy nước làm mát đang sôi, chủ xe cần chờ nước làm mát nguội hẳn mới được thực hiện các bước xử lý trên.
– Cảnh báo:
Khi động cơ xe hơi quá nhiệt nước làm mát đang sôi, nếu tháo nắp két nước có thể khiến cho nước làm mát bắn ra ngoài do tác động của áp suất do đó có thể gây bỏng nặng đối với người sửa chữa. Người sửa chữa cần chờ nhiệt độ nước làm mát giảm mới được sửa chữa.
Khi sửa chữa, người sửa không nên đặt tay, quần áo ở các chi tiết như quạt làm mát, quạt gió điều hoà. Vì quạt có thể tự động quay gây nguy hiểm cho người sửa chữa.
Kết luận
Để mọi hành trình tham gia giao thông luôn trọn vẹn và hạn chế sự cố động cơ xe hơi quá nhiệt. Chủ xe nên tuân thủ các hạng mục bảo dưỡng định kỳ của nhà sản xuất và kiểm tra xe ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Ngoài bảo dưỡng, Thiện Auto còn có thêm dịch vụ nâng cấp ô tô như độ xe, dán decal, độ bodykits, độ màn hình, độ loa, … Liên hệ 𝟎𝟗𝟖𝟔𝟓𝟒𝟖𝟒𝟑𝟔 – 𝟎𝟗𝟑𝟖𝟑𝟗𝟓𝟎𝟐𝟐 ngay khi cần Thiện Auto nhé!