Chi tiết cấu tạo phanh đĩa ô tô
Thông thường, phanh đĩa ô tô được trang bị trên bánh trước còn phanh tang trống thường được trang bị cho bánh sau. Trước hết, anh em hãy cùng Thiện Auto tìm hiểu về phanh đĩa ô tô ngay nhé!
Cấu tạo phanh đĩa ô tô
Cấu tạo phanh đĩa ô tô gồm 4 bộ phận chính là đĩa phanh, ngàm phanh, má phanh và dầu. Các bộ phận này liên kết chặt chẽ với nhau.
Đĩa phanh (Roto)
Đĩa phanh được gắn lên cụm may – ơ bánh xe. Roto phanh đĩa là loại đặc. Tuỳ vào chủ ý thiết kế, đĩa phanh sẽ được đục lỗ và xẻ rãnh tối ưu hoá khả năng tản nhiệt.
Roto được làm từ thép Carbon, vật liệu này có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt và độ bền cao. Ngoài ra, nếu bạn tác động lực quá lớn và vượt ngưỡng cho phép đĩa phanh vẫn có thể nứt vỡ.
Ngàm phanh (Caliper)
Ngàm phanh có nhiệm vụ giữ và ép má phanh lên đĩa phanh từ đó tạo ra lực phanh mạnh giúp xe giảm tốc. Ngàm phanh được thiết kế với 2 dạng là dạng trôi và cố định.
Trong đó, thiết kế dạng trôi gồm piston và mặt tựa. Khi có lực tác động, piston được tì lên mặt đĩa tạo ra lực đẩy cụm phanh.
Ngàm phanh cố định có kết cấu phức tạp gồm 2 piston và được đặt đối xứng. Ngàm phanh cố định được sản xuất với chi phí đắt đỏ và phù hợp với dòng xe thể thao.
Má phanh (Brake pads)
Má phanh là khối thống nhất được tạo từ vật liệu có khả năng chịu nhiệt như gốm, hợp kim, Kevlar. Bộ phận này gồm 2 má kẹp chặt lấy đĩa phanh.
Các đường xẻ trên má phanh có nhiệm vụ tản nhiệt trong quá trình vận hành. Nếu khi bắt đầu phanh, nếu có tiếng kêu rít. Đây là dấu hiệu cho thấy má phanh mòn và cần thay thế nếu má phanh có độ dày 2 -3mm.
Xem thêm: Thông tin về má phanh.
Dầu (Piston)
Phanh đĩa hoạt động bằng cách dùng dầu chuyên dụng để truyền lực. Khi piston hoạt động tạo ra lực ép má phanh vào đĩa phanh. Điều này tạo ra lực ma sát giúp xe giảm vận tốc và dừng lại. Vì vậy, để phanh đĩa hoạt động suôn sẻ, anh em nên bảo dưỡng dầu phanh định kỳ.
Ngoài các bộ phận chính, phanh đĩa có lò xo, bộ lọc khí nhờ đó giúp hệ thống phanh đĩa vận hành suôn sẻ hơn.
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa ô tô
Khi đạp chân phanh, áp suất dầu trong ống dầu, xi lanh sẽ tăng lên, sau đó đẩy piston, má phanh ép vào đĩa phanh tạo lực ma sát khiến bánh xe giảm tốc độ và dừng hẳn.
Trong quá trình sử dụng phanh đĩa ô tô, anh em nên tuân thủ 3 bước: Phanh theo nhịp, rà phanh, giảm tốc độ phanh và về số thấp để dừng xe.
Sau khi thôi phanh, áp suất dầu giảm, vòng đệm kín dầu biến dạng, piston và má phanh nhả khỏi đĩa. Phanh đĩa là bộ phận dễ hao mòn sau một quá trình sử dụng. Khi má phanh có độ dày chỉ còn 2 – 3 mm, anh em cần thay má phanh mới.
Xem thêm: Bầu trợ lực phanh.
Ưu, nhược điểm của phanh đĩa
Ưu điểm
Độ chính xác cao.
Thời gian phanh thực hiện nhanh chỉ chưa đến 0.5 giây
Tản nhiệt tốt nhờ các đục lỗ hoặc xẻ rãnh
Nhược điểm
Không che chắn nên dễ dính bụi bẩn, nước và cần rửa và vệ sinh phanh đĩa thường xuyên.
Hoạt động phụ thuộc nhiều vào dầu phanh.
Má phanh nhanh bị mòn.
Kết luận
Đĩa phanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình di chuyển và an toàn của anh em.
Trên đây là các thông tin về đĩa phanh và nguyên lý hoạt động, nếu anh em muốn biết thêm nhiều thông tin liên quan đến chăm sóc và bảo dưỡng xe có thể liên hệ với Thiện Auto qua 0938 395 022 hoặc mang xế yêu của bạn đến 731 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM để được hỗ trợ.